CTY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG

Accounting Services

Hotline: 0909751711

  • slide 3
  • Slide 2

Kế toán hợp tác xã vận tải

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các hợp tác xã ra đời ngày càng nhiều. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ thể của các hợp tác xã được thành lập, trong đó họ tham gia vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: may mặc, giày dép, giáo dục và đào tạo, thể thao văn hóa và du lịch và các ngành nghề khác. Hợp tác xã vận tải là một trong số đó, vậy kế toán hợp tác xã vận tải như thế nào? Việc kê khai và nộp thuế đối với hợp tác xã là vấn đề được nhiều người quan tâm, kế toán Thành Khang sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

I. Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2018
  • Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
  • Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.
  • Thông tư số 92/2015/TT-BTC Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập các nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 và nhị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế.
  • Nghị định 22/2020 NĐ/CP Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.

1. Kê khai lệ phí môn bài và thuế GTGT đối với hợp tác xã dịch vụ vận tải

Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài thì tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã phải nộp lệ phí môn bài trừ trường hợp được miễn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Việc khai lệ phí được thực hiện như sau:

– Khai lệ phí môn bài một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập. Người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập; doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh thực hiện khai lệ phí môn bài và nộp Tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30 tháng 01 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập. 

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán không phải khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ tờ khai thuế, cơ sở dữ liệu ngành thuế để xác định doanh thu kinh doanh làm căn cứ tính mức lệ phí môn bài phải nộp của hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán. Hồ sơ khai lệ phí môn bài là Tờ khai lệ phí môn bài theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này.

– Người nộp lệ phí môn bài nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp lệ phí thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của các đơn vị phụ thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp lệ phí; Trường hợp người nộp lệ phí có đơn vị phụ thuộc (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp lệ phí có trụ sở chính thì đơn vị phụ thuộc thực hiện nộp Hồ sơ khai lệ phí môn bài của đơn vị phụ thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị phụ thuộc.

2. Phương pháp tính thuế GTGT cho hợp tác xã vận tải

Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hợp tác xã vận tải thì phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp trực tiếp tính dựa trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng theo quy định.

“b) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

c) Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này…”

Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán như sau:

“c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp    =    Doanh thu tính thuế GTGT    x    Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp    =    Doanh thu tính thuế TNCN    x    Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều này.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.”

kế toán hợp tác xã vận tải như thế nào?

3. Mức thuế suất áp dụng đối với hợp tác xã vận tải

Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về mức thu lệ phí môn bài được xác định như sau:

1. Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:

a) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;

b) Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.

Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức quy định tại điểm a và điểm b khoản này căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

– Căn cứ Mục 3 Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo tỉ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính như sau:

2.  Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu        
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;
– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

– Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

– Dịch vụ ăn uống;

– Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

– Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

Như vậy, đối với hợp tác xã dịch vụ vận tải thì mức thuế giá trị gia tăng phải nộp được tính bằng doanh thu tính thuế giá trị gia tăng nhân với tỉ lệ thuế giá trị gia tăng. Theo Điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC, đối với ngành nghề dịch vụ, vận tải thì tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%. Tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp của bạn là 3%, thuế thu nhập cá nhân 1,5%, tổng là 4,5%.

II. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng với hợp tác xã vận tải

Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn về phương pháp trực tiếp như sau:

“2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:

a) Đối tượng áp dụng:

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

– Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;

…..

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

……

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này…”

Như vậy, đối với hợp tác xã vận tải thì phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp trực tiếp tính dựa trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên. Như vậy, mỗi xã viên trong hợp tác xã vận tải là hộ kinh doanh cá thể và không thể tự nộp thuế giá trị gia tăng như doanh nghiệp mà phải tính thuế theo phương pháp trực tiếp nêu trên.

III. Kế toán Thành Khang cung cấp dịch vụ kế toán hợp tác xã vận tải

Nhằm giúp các hợp tác xã vận tải yên tâm hơn khi hoạt động thì kế toán Thành Khang cung cấp dịch vụ kế toán hợp tác xã vận tải uy tín, chuyên nghiệp. Chúng tôi cung cấp tất cả các giải pháp về kế toán như: Dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ khai báo thuế, quyết toán thuế, dịch vụ thành lập, giải thể doanh nghiệp.... Để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ này vui lòng liên hệ đến hotline của chúng tôi 0909 751 711.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo