CTY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG

Accounting Services

Hotline: 0909751711

  • slide 3
  • Slide 2

Hướng dẫn giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp hay đóng cửa doanh nghiệp là công việc tương đối khó khăn khiến các doanh nghiệp đau đầu, không biết bắt đầu từ đâu, trình tự thủ tục như thế nào? Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của kế toán Thành Khang sẽ hướng dẫn các bạn quy trình giải thể doanh nghiệp cũng như hồ sơ, thủ tục cần chuẩn bị trong bài viết dưới đây.

1. Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện giải thể doanh nghiệp

  • Xử lý tài sản của doanh nghiệp.
  • Về nghĩa vụ thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.
  • Các nghĩa vụ khác, quyền lợi của người lao động, quyền và nghĩa vụ với khách hàng và đối tác, các hậu quả pháp lý có thể phát sinh từ việc giải thể, các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, kế toán, lao động và các nghĩa vụ khác đối với bên thứ ba.
  • Tồn tại những rủi ro (về mặt pháp lý) trong quá trình tiến hành giải thể công ty.
  • Xử lý các trường hợp vi phạm hành chính thuế, xử lý tài sản đã góp vốn như bất động sản, phương tiện vận tải, quyền tài sản (quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền khai thác công trình,…)

2. Trình tự giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là việc đóng cửa doanh nghiệp một cách chủ động hoặc bắt buộc phải đóng cửa theo quy định pháp luật. Việc giải thể doanh nghiệp tương đối khó khăn, cần tuân thủ trình tự quy định của pháp luật.

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Bước 3: Gửi quyết định giải thể và biên bản họp

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp, đăng quyết định giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

Lưu ý: Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

  1. Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
  2. Nợ thuế;
  3. Các khoản nợ khác.
  4. Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

Quy trình giải thể doanh nghiệp

Bước 4: Cập nhật tình trạng doanh nghiệp

Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có).

Bước 5: Thủ tục đối với cơ quan thuế

  • Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế để xin được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
  • Gửi công văn xin giải thể lên chi cục thuế (kèm bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký thuế).
  • Công văn xin quyết toán thuế.
  • Đóng các loại thuế còn nợ.
  • Nộp phạt (nếu có)

Trong thời hạn 7 ngày từ khi thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ đăng ký giải thể đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành phần hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp gồm có:

  • Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
  • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý:

1. Đối với Doanh nghiệp có chi nhánh, địa điểm kinh doanh thì trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Kèm theo thông báo phải có quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp chỉ nên trả dấu cho cơ quan công an sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh có thông báo yêu cầu doanh nghiệp trả dấu. Nếu việc này được thực hiện trước khi cơ quan đăng ký kinh doanh ra thông báo thì những văn bản, biểu mẫu sau đó sẽ không được đóng dấu đầy đủ, sẽ khó khăn trong các thủ tục hành chính tiếp theo.
4. Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Trong trường hợp này, con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp được thay thế bằng giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Bước 7: Chuyển tình trạng giải thể

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, phòng đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể, nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

3. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói tại TPHCM của kế toán Thành Khang

So với việc thành lập doanh nghiệp thì các thủ tục và quy trình giải thể doanh nghiệp sẽ khó khăn, phức tạp hơn, yêu cầu bạn phải hoàn tất các nghĩa vụ với cơ quan thuế và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Để quá trình này diễn ra thuận lợi thì kế toán Thành Khang (TKC) cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói tại TPHCM, các bạn chỉ cần cung cấp hồ sơ, chứng từ, TKC sẽ thay bạn thực hiện các thủ tục còn lại của quy trình giải thể doanh nghiệp. TKC cam kết mang đến cho quý doanh nghiệp nhiều lợi ích  như:

  • Thủ tục giải thể doanh nghiệp nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
  • Giải quyết những vấn đề pháp lý có thể xảy ra cho khách hàng và tư vấn giải thể công ty tốt nhất.
  • Giải thể doanh nghiệp với mức phí rẻ, phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
  • Tư vấn miễn phí, tận tình và chu đáo, hỗ trợ mọi vấn đề liên quan tới giải thể doanh nghiệp.

Để biết thêm về dịch vụ giải thể doanh nghiệp trọn gói của TKC cũng như quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp cụ thể hãy liên hệ đến hotline 0909.751.711 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

zalo