• 0909751711
  • tuvanthanhkhang@gmail.com
  • Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Danh Mục Dịch Vụ

MỨC PHẠT KHI XUẤT HÓA ĐƠN SAI THỜI ĐIỂM HIỆN NAY

Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hóa đơn được quy định chủ yếu tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và một số Nghị định sửa đổi, bổ sung (như Nghị định 102/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt). Mặc dù Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025) sẽ sửa đổi một số quy định về hóa đơn, chứng từ, nhưng các quy định về xử phạt hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm trong Nghị định 125/2020/NĐ-CP vẫn là căn cứ chính để xử lý.

xuathoadoncham

MỨC PHẠT KHI XUẤT HÓA ĐƠN SAI THỜI ĐIỂM

Căn cứ theo điều 24, nghị định 125/2020/NĐ-CP. Cụ thể doanh nghiệp có thể bị xử phạt như sau nếu lập hóa đơn không đúng thời điểm:

  • Phạt cảnh cáo trong trường hợp lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ (theo quy định tại điểm a, khoản 1 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP)
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế (theo quy định tại khoản 3 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP)
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trừ 2 trường hợp nêu trên (theo quy định tại điểm a, khoản 4 điều 24 nghị định 125/2020/NĐ-CP)

Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính khi lập hóa đơn sai thời điểm, doanh nghiệp còn phải chịu thuế và truy thu thuế nếu việc xuất hóa đơn sai thời điểm làm chậm nộp thuế và chịu các khoản lãi phát sinh. Điều nà không chỉ gây ra tổn thất tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

thoidiemxuathoadon

THỜI ĐIỂM XUẤT HÓA ĐƠN CHUẨN THEO PHÁP LUẬT

1/ Nguyên tắc chung

Các quy định chung về thời điểm lập hóa đơn điện tử được giữ nguyên trong Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

Đối với bán hàng hóa:

Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Điều này có nghĩa là ngay khi hàng hóa được giao, dù tiền chưa về, doanh nghiệp vẫn phải lập hóa đơn.

Đối với cung cấp dịch vụ:

Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền. (Trừ trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng đối với các dịch vụ kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ:

Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

2. Các trường hợp đặc thù (theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và sửa đổi tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP)

Pháp luật cũng quy định rõ ràng về thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp đặc thù, thường là những ngành nghề có tính chất phức tạp hoặc cần thời gian để đối soát dữ liệu:

Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch, dịch vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ các trường hợp quy định riêng), dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ), dịch vụ logistics và các dịch vụ khác có đặc thù phát sinh thường xuyên, với số lượng lớn cần có thời gian đối soát dữ liệu:

  • Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên.
  • Chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ.
  • Hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước (do các bên tự thỏa thuận).

Đối với kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê:

  • Nếu chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
  • Nếu đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng.

Đối với xây dựng, lắp đặt:

  • Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.

Đối với bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ:

  • Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm kết thúc việc bán xăng dầu theo từng lần bán.

Đối với dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử:

  • Thời điểm lập hóa đơn được lập theo thông lệ quốc tế, nhưng chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dịch vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.

Đối với dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ bảo hiểm qua đại lý:

  • Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên, nhưng chậm nhất không quá ngày 10 của tháng sau tháng phát sinh.

Đối với hoạt động thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng:

Ngày lập hóa đơn điện tử là ngày xe lưu thông qua trạm thu phí.

  • Trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều lần trong tháng: Có thể lập hóa đơn điện tử theo định kỳ, ngày lập hóa đơn điện tử chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh dịch vụ thu phí.

Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu) - quy định mới từ 01/6/2025 theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP:

Thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn GTGT điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.

Một số ngành nghề đặc thù khác (Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/6/2025):

  • Kinh doanh bảo hiểm: Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm ghi nhận doanh thu bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
  • Kinh doanh xổ số: Sau khi thu hồi vé xổ số không tiêu thụ hết và chậm nhất là trước khi mở thưởng của kỳ tiếp theo, doanh nghiệp lập 01 hóa đơn GTGT điện tử có mã cho từng đại lý.
  • Kinh doanh casino và trò chơi điện tử có thưởng: Thời điểm lập hóa đơn điện tử chậm nhất là 01 ngày kể từ thời điểm kết thúc ngày xác định doanh thu.

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo