CTY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG

Accounting Services

Hotline: 0909751711

  • slide 3
  • Slide 2

Quy định về hoạt động từ thiện với các doanh nghiệp hiện nay

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

Hoạt động từ thiện doanh nghiệp giúp gắn kết các công ty và những cộng đồng mà họ đang phục vụ. Trên toàn cầu, hoạt động từ thiện đã được xem như một thực tiễn kinh doanh đúng đắn, một hoạt động thực tiễn từ quan tâm của các công ty và các bên đối tác liên quan. Ngày nay, từ thiện doanh nghiệp đôi khi lại được gắn kết vào chính sứ mệnh và những thực tiễn hoạt động kinh doanh thường kỳ của một doanh nghiệp.

Thực tiễn phát sinh tại Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện, công tác xã hội….thường xoay quanh một số hình thức phổ biến sau. Chúng ta hãy tìm hiểu dưới góc độ pháp lý hoạt động từ thiện và công tác kế toán các khoản thu chi tiền nhằm mục tiêu xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh.

Quy định về hoạt động từ thiện đối với doanh nghiệp hiện nay

1. Doanh nghiệp chi tiền tài trợ cho các hoạt động từ thiện, hoạt động xã hội

Căn cứ: Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp như sau:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.22. Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp) không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây...
2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây...
2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây...
2.25. Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b dưới đây:...
2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22, 2.23, 2.24,2.25, 2.26 Khoản 2 Điều này)...”.

Như vậy, các khoản chi của doanh nghiệp một cách tự phát như : ủng hộ địa phương, ủng hộ các tổ chức xã hội, các đoàn thể và chi từ thiện KHÔNG được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục thiên tai, làm nhà tình nghĩa … có thể được trừ nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, 
  • Tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật( Mặt trận tổ quốc Việt Nam) hoặc theo chương trình của nhà nước tại thời điểm ……

Ví dụ: Hồ sơ xác định khoản tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo( đã phù  hợp vấn đề pháp lý) làm nhà đại đoàn kết bao gồm:

  • Thông báo tài trợ/ Hợp đồng tài trợ
  • Biên bản xác định khoản tài trợ theo mẫu 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này (có chữ ký của đại diện nhà tài trợ, chữ ký của người nhận tài trợ hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ); 
  • Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà tình nghĩa cho người nghèo); 
  • Hóa đơn mua hàng hóa (nếu tài trợ hiện vật), chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).

Như vậy, về nguyên tắc, các khoản chi vì mục đích tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, thì: Được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN nếu khoản chi cho đúng đối tượng theo qui định của pháp luật và có đủ hồ sơ xác định khoản tài trợ theo quy định tại tiết a, tiết b điểm 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) nêu trên.

Hạch toán các khoản chi từ thiện
Các nghiệp vụ này phát sinh riêng biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp nên ta hạch toán vào chi phí khác. Cụ thể:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ 642/641 – Chi phí quản lý( nếu khoản tài trợ đúng qui định như trên)
Có các TK 111, 112, …

Khoản chi từ thiện này không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào do không liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

2. Doanh nghiệp làm trung gian trong hoạt động từ thiện( thu chi hộ):

Thu hộ, chi hộ tức là khoản mà doanh nghiệp đứng ra để thu tiền/ chi tiền giùm cho cá nhân/ tổ chức nào đó để thực hiện công tác từ thiện. Tức là các khoản tiền này không hề liên quan gì đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu hộ, chi hộ theo nguyên tắc cũng được coi là một khoản nợ phải thu hoặc nợ phải trả.

Quy định về xuất hóa đơn đối với các khoản thu hộ, chi hộ tiền từ thiện

Thông tư 26/2015/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 7 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau: “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 5, Khoản 7, Điểm d quy định đối tượng không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng như sau: “d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.”
Như vậy các khoản thu chi hộ này không xuất hóa đơn

3. Hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ

Lưu ý rằng bản chất các khoản khoản thu hộ, chi hộ chỉ ảnh hưởng tới quỹ tiền mặt, tiền ngân, mà không ảnh hưởng tới doanh thu, chi phí của bên thu hộ chi hộ.
– Hạch toán các khoản chi hộ
+ Khi doanh nghiệp chi hộ khách hàng, ghi
Nợ TK 1388
Có TK 111, 112
+ Khách hàng thanh toán tiền chi hộ, hạch toán như sau:
Nợ TK 111, 112
Có TK 1388
– Hạch toán các khoản thu hộ
+ Khi doanh nghiệp thu hộ khách hàng, ghi:
Nợ TK 3388
Có TK 111, 112
+ Trả lại tiền thu hộ cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 3388  
Lưu ý: Trong trường hợp này doanh nghiệp chỉ là đơn vị trung gian thu chi hộ theo sự ủy thác của đơn vị nhờ chi( được nêu rõ trong hợp đồng hai bên), không phải đơn vị làm từ thiện. Do vậy, tính pháp lý và công tác kế toán liên quan vấn đề từ thiện do đơn vị ủy thác( cá nhân/ tổ chức) thực hiện và chịu trách nhiệm. 

4. Doanh nghiệp thành lập quỹ từ thiện độc lập

Quỹ từ thiện là tổ chức hoạt động vì mục đích thiện nguyện và phi lợi nhuận. Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội hoặc các doanh nghiệp có nguồn kinh phí dồi dào đang rất có xu hướng thành lập các quỹ từ thiện

Theo Nghị định Số: 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 thì doanh nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân, có cơ cấu, chức năng hoàn toán đáp ứng được điều kiện về việc thành lập quỹ từ thiện.

Khi doanh nghiệp đã được chấp thuận trở thành sáng lập viên của quỹ từ thiện, doanh nghiệp phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
 

Đối tượng Phạm vị hoạt động Mức quỹ tối thiểu
Doanh nghiệp Việt Nam   Hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh 6 tỷ 500 triệu đồng
Hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh  1 tỷ 300 triệu đồng
Hoạt động trong phạm vi cấp huyện 250 triệu đồng
Hoạt động trong phạm vi cấp xã 130 triệu đồng
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài  Hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh 8 tỷ 700 triệu đồng
Hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh 3 tỷ 700 triệu đồng
Hoạt động trong phạm vi cấp huyện 1 tỷ 200 triệu đồng
Hoạt động trong phạm vi cấp xã 620 triệu đồng

Công tác kế toán của Quỹ từ thiện: Áp dụng thông tư 41/2022/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực từ 01/09/2022

Các quỹ xã hội, từ thiện được thành lập dưới dạng quỹ tư nhân hay Nhà nước đều phải tuân thủ các quy định về thuế và kế toán, cũng như thực hiện các chế độ kế toán hóa đơn chứng từ như các doanh nghiệp thông thường khác. Tuy nhiên, thu nhập của các quỹ này (nếu có) từ các hoạt động sản xuất kinh doanh có thể được hưởng các ưu đãi thuế như: Miễn thuế hoặc thuế suất thấp để hỗ trợ và khuyến khích việc thành lập cũng như hoạt động của các quỹ này.
Mọi ý kiến thắc mắc hay cần tư vấn hỗ trợ thêm về các vấn đề liên quan pháp lý doanh nghiệp, thuế, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm xã hội, vay vốn ngân hàng. Bạn vui lòng liên hệ:

 

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế 

  • VPGD: 102 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TPHCM
  • Website: www.thanhkhang.vn
  • Fanpage facebook: Kế Toán Thành Khang TKC
  • Email: cskh@thanhkhang.vn

Chia sẻ qua:

KẾ TOÁN THÀNH KHANG TKC


CÔNG TY TNHH TƯ VẤN DỊCH VỤ THÀNH KHANG - Chuyên tư vấn và cung cấp dịch vụ kế toán thuế
VP Hồ Chí Minh: Căn 1.07,(Tầng 1( Trệt)+ Lửng), Tháp B, Chung cư Prosper Plaza, 22/14 Phan Văn Hớn, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
VP Bảo Lộc: 18 Cao Bá Quát, Phường Lộc Phát, Thành Phố Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng

 


THÀNH KHANG - chất lượng chuyên nghiệp, giải pháp tối ưu!
Đến với THÀNH KHANG
 quý khách không đi lại, không đợi chờ, được tư vấn và thực hiện tận nơi!

Bài viết khác
zalo